Các nhà cổ sinh vật học ở Ai Cập đã khai quật được một loài cá voi tuyệt chủng từng sống cách đây 41 triệu năm. Khi đó, tổ tiên cá voi mới vừa hoàn thành quá trình di chuyển từ đất liền xuống biển khơi.

Nhóm nghiên cứu đặt tên cho loài cá voi này là Tutcetus rayanensis, ghép giữa tên của pharaon Tutankhamun, người lên ngôi khi còn ở tuổi thiếu niên, với Khu bảo tồn Wadi El-Rayan ở Ốc đảo Fayoum của Ai Cập, nơi tìm thấy mẫu tiêu biểu của loài cá voi. Vào Thế Eocen, kéo dài từ 56 - 34 triệu năm trước đây, ốc đảo Fayoum nằm dưới một vùng biển nhiệt đới.

Với chiều dài ước tính 2,5m và nặng khoảng 187kg, Tutcetus là loài thuộc họ basilosauridae nhỏ nhất được tìm thấy cho đến nay. Basilosauridae là nhóm cá voi cổ xưa nhất sống hoàn toàn dưới nước.

Đây là phát hiện đáng chú ý, cho thấy một trong những giai đoạn đầu tiên trong quá trình biến đổi sang lối sống dưới nước hoàn toàn. Cá voi họ basilosauridae đã phát triển các đặc điểm giống cá như dáng thuôn, đuôi khỏe, chân chèo và vây đuôi, nhưng vẫn còn các chi sau cuối cùng đủ rõ để nhận ra là “chân”. Các chi sau này có thể đã không được dùng để đi lại, mà để giao phối.

Hình ảnh dựng lại loài cá voi họ basilosaudae đã tyệt chủng là Tutcetus rayanensis đang bơi trong Đại dương Tethus 41 triệu năm trước, nơi hiện giờ là Ai Cập. Ảnh: Ahmed Morsi và Hesham Sallam
Hình ảnh dựng lại loài cá voi họ basilosaudae đã tyệt chủng là Tutcetus rayanensis đang bơi trong Đại dương Tethus 41 triệu năm trước, nơi hiện giờ là Ai Cập. Ảnh: Ahmed Morsi và Hesham Sallam

Trong bài báo đăng trên Communications Biology, các địa điểm hóa thạch Thế Eocen ở Sa mạc phía tây Ai Cập từ lâu đã là nơi quan trọng nhất trên thế giới để tìm hiểu quá trình tiến hóa ban đầu của cá voi và sự chuyển đổi sang lối sống hoàn toàn dưới nước.

Nguồn: